Trước xu thế của giáo dục đại học Việt Nam, các trường đại học tư thục cần phải xác định chiến lược phát triển riêng bằng việc thành lập thêm các mô hình Viện đào tạo, được phân cấp giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Nhận thấy được xu hướng phát triển cũng như nhu cầu cần thiết trên, Bộ phận tư vấn và hỗ trợ cấp phép (Licensing consultants’ team) của Công ty Luật ADK & Co Việt Nam Lawyers sẽ cung cấp cho quý Khách hàng một vài điểm lưu ý và thủ tục để tiến hành thành lập một Viện đào tạo trực thuộc Đại học tư thục.
I/. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN
Viện đào tạo là một đơn vị trực thuộc Trường đại học tư thục.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung Một số điều của Luật giáo dục Đại học 2018 thì:
“5. Đơn vị trực thuộc là đơn vị có tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định thành lập; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.”
Căn cứ tại khoản 13 Điều 8 và điểm m) khoản 2 Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lí và sử dụng con dấu thì Viện đào tạo được phép mở con dấu riêng tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
II/. QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THỰC HIỆN
1. Vị trị pháp lý của Viện đào tạo trực thuộc trường Đại học tư thục.
i. Viện đào tạo trực thuộc trường đại học tư thục (sau đây gọi tắt là Viện) được thành lập theo Quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trường Đại học tư thục đó.
ii. Viện thuộc quyền điều hành và quản lý trực tiếp của Trường Đại học tư thục, hoạt động trên cơ sở tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, các qui định của Trường Đại học tư thục.
iii. Viện được thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp quản lý của Trường Đại học tư thục.
2. Thủ tục thành lập Viện đào tạo (có con dấu và tài khoản riêng) trực thuộc trường Đại học tư thục.
Căn cứ vào Điều lệ hoạt động trường Đại học tư thục xem xét xem cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền quyết định việc thành lập Viện đào tạo trực thuộc.
Bước 1: Hội đồng quản trị xây dựng dự thảo Đề án thành lập Viện đào tạo và dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện (mô hình, cơ chế hợp tác, nhượng quyền,…).
Bước 2: Trên cơ sở dự thảo Đề án tổng thể, Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị tùy thuộc theo Điều lệ của Trường họp thảo luận, thống nhất ban hành Nghị quyết về chủ trương thành lập Viện đào tạo.
Bước 3: Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quyết định thành lập Viện và phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện.
Bước 4: Kiện toàn nhân sự.
Bước 5: Hoàn thiện các cơ chế phân cấp và chuẩn bị các nguồn lực cho Viện.
Bước 6: Công bố quyết định và ra mắt Viện và ký kết các hợp đồng hợp tác.
Công ty Luật ADK & Co Việt Nam Lawyers
Tài liệu này chỉ được chuẩn bị cho mục đích cung cấp thông tin chung và không tuyên bố hay bảo đảm, rõ ràng hay ngụ ý, về tính chính xác, kịp thời hoặc đầy đủ của thông tin đó. Bản cập nhật pháp lý này không nhằm mục đích dựa vào tư vấn kế toán, thuế, pháp lý hoặc chuyên môn khác.
Nếu bạn có hoặc nghi ngờ rằng bạn có thể có một vấn đề cụ thể, bạn nên liên hệ với chúng tôi hoặc luật sư của bạn để được tư vấn cụ thể về vấn đề đó.
CÔNG TY LUẬT TNHH ADK & CO VIỆT NAM LAWYERS
Địa chỉ: Tầng trệt, Tòa nhà HBT, 456-458 Hai Bà Trưng, phường Tân Định, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: (+84) 28 66 79 79 66
Email: info@adk-lawyers.com
Website: www.adk-lawyers.com
|
Tải bản đầy đủ.