- Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 được ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018;
- Thông tư 78/2024/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2024 (“Thông tư 78/2014/TT-BTC”);
- Một vài thông tin cơ bản về M&A
- Định nghĩa
M&A là từ viết tắt của hai từ tiếng anh là Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại) và có thể được xem là một phương pháp giành quyền kiểm soát của một công ty, doanh nghiệp thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại công ty, doanh nghiệp đó, cụ thể:
Acquisitions: Là việc thực hiện mua lại một ngành, nghề hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, tài sản của công ty khác với mục đích kiểm soát, chi phối công ty.
Mergers: Là việc mà một hoặc một số công ty, doanh nghiệp sáp nhập vào một công ty hoặc doanh nghiệp khác bằng các hình thức chuyển nhượng tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Hình thức này sẽ chính thức chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Các hình thức M&A phổ biến
Có nhiều cách thức phân loại các hình thức mua bán và sáp nhập khác nhau căn cứ trên nhiều tiêu chí, tuy nhiên phân loại dựa trên chức năng của các công ty thành viên vẫn là cách thức thường được áp dụng nhất, cụ thể:
-
M&A theo chiều ngang (Horizontal)
Là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng một lĩnh vực hoặc thị trường sáp nhập, sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối. Đây là loại hình diễn ra phổ biến hơn cả do lợi ích về quy mô kinh tế mà nó đem lại
-
M&A theo chiều dọc (Vertical)
Là sự kết hợp giữa các công ty, doanh nghiệp có các giai đoạn sản xuất khác nhau trong quy trình sản xuất và tiếp cận thị trường (trên cùng một chuỗi giá trị), mang nhiều lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, không chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh
-
M&A kết hợp (Conglomerate)
Là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan để hình thành tập đoàn trên cơ sở giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên; không làm ảnh hưởng tới mức độ tập trung của thị trường; tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.
- Các thương vụ M&A nổi tiếng
- Central Group là một tập đoàn đến từ Thái Lan đã chi khoảng 1,11 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam nhằm mục đích thống trị mảng bán lẻ tại Việt Nam. Trước đó, tập đoàn này cũng đã mua lại cổ phần Nguyễn Kim - là một hệ thống phân phối điện tử nổi tiếng tại Việt Nam.
- Tháng 12/2019, Masan Group và VinGroup thỏa thuận nguyên tắc về việc sáp nhập MCH và VinCommerce, VinEco (sau đổi tên thành WinCommerce và WinEco) thông qua hoán đổi cổ phần. Đây được đánh giá là thương vụ M&A nổi bật nhất của Masan. Sau thương vụ, Masan đã nắm quyền kiểm soát hoạt động công ty và trở thành tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.
- Năm 2017, Tập đoàn TTC hoàn tất thương vụ sáp nhập CTCP Đường Biên Hòa và CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh thành CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS), hoàn thiện mô hình Tổng công ty, quản lý tập trung tất cả các đơn vị kinh doanh ngành đường TTC. Bên cạnh mở rộng thị trường, nâng sản lượng, ngành nông nghiệp TTC AgriS còn mở rộng chuỗi giá trị theo chiều ngang và chiều sâu.
- Các loại hình mua lại doanh nghiệp thường gặp và các nghĩa vụ thuế phát sinh liên quan
Có 4 loại hình thường gặp đó là: (i) Chuyển nhượng gián tiếp, (ii) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp (“Chuyển nhượng vốn”), (iii) Chuyển nhượng dự án, (iv) Chuyển nhượng tài sản.
Trong đó, loại hình (i) và (ii) ít vấn đề về thuế hơn và thường diễn ra giao dịch khi ngành nghề kinh doanh là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, loại hình (iii) và (iv) thường nhiều vấn đề về thuế hơn và các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Ngoài ra, cần lưu ý các vấn đề về thuế phát sinh liên quan từ các loại hình này như sau:
Các vấn đề về thuế
|
Chuyển nhượng gián tiếp
|
Chuyển nhượng vốn
|
Chuyển nhượng dự án
|
Chuyển nhượng tài sản
|
Các loại thuế áp dụng
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp tài sản là Quyền sử dụng đất)
|
Kế thừa các ưu đãi về thuế
|
Có áp dụng
|
Có áp dụng
|
Có áp dụng
|
Không áp dụng
|
Chuyển lỗ
|
Có áp dụng
|
Có áp dụng
|
Không áp dụng
|
Không áp dụng
|
Các vấn đề tiềm ẩn về thuế
|
Ít vấn đề
|
Ít vấn đề
|
Nhiều vấn đề
|
Nhiều vấn đề
|
- Các vấn đề về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Thuế chuyển nhượng vốn:
|
Không áp dụng
|
Thuế giá trị gia tăng:
|
Không áp dụng mà bên nhận sáp nhập kế thừa thuế giá trị gia tăng đầu vào chuyển qua
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
|
Không áp dụng, mà chỉ kế thừa quyền và nghĩa vụ, bao gồm ưu đãi thuế và các khoản lỗ.
|
Lệ phí trước bạ:
|
Không áp dụng mà chỉ phải đăng ký lại sở hữu tài sản
|
Nghĩa vụ thuế do chấm dứt hoạt động:
|
Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra thuế để đóng mã số thuế
|
- Cách tính thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp
Liên quan đến căn cứ tính thuế đối với doanh nghiệp thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Do đó, doanh nghiệp phát sinh thu nhập chịu thuế từ hoạt động mua bán và sáp nhập có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (“thuế TNDN”).
Thu nhập tính thuế TNDN được xác định cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế
|
=
|
Giá chuyển nhượng(1)
|
|
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng (2)
|
|
Chi phí chuyển nhượng (3)
|
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng: là số tiền mà bên chuyển nhượng nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trên thực tế, luật không bắt buộc các bên phải định giá nhưng giá chuyển nhượng phải là giá thị trường. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng: là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn hoặc giá mua lại. Để chứng minh giá mua của phần vốn chuyển nhượng có thể dựa vào các chứng từ như báo cáo tài chính kiểm toán, hợp đồng chuyển nhượng, chứng từ thanh toán, Cách xác định chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
- Chi phí chuyển nhượng: là các chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng, các khoản phí và lệ phí áp dụng khi làm thủ tục chuyển nhượng, các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Liên quan đến vấn đề thuế suất TNDN, áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
- Về vấn đề khai và nộp thuế TNDN
Thứ nhất, việc kê khai, nộp thuế TNDN phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền chính thức chấp thuận, trường hợp không phải xin chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền, thì 10 ngày kể từ ngày các bên ký hoàn tất giao dịch chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tiễn một số cơ quan thuế áp dụng thời hạn khai sớm hơn, cụ thể như tại ngày ký hợp đồng, hay ngày thông báo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng của nhà đầu tư nước ngoài, v.v. Do đó tại từng trường hợp cụ thể cần phải lưu ý đến thời hạn này để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, người khai và nộp hồ sơ khai thuế là bên chuyển nhượng nếu tổ chức đó là tổ chức cư trú. Ngược lại, khi bên chuyển nhượng là tổ chức không cư trú, thì người khai thuế là bên nhận chuyển nhượng của Việt Nam hoặc công ty mục tiêu tiến hành khai thuế thay. Ngoài ra, đối với cổ phần của công ty đại chúng, người khai thuế là ngân hàng hoặc công ty chứng khoán khai thay.
Thứ ba, nơi kê khai là cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với bên chuyển nhượng là tổ chức cư trú hoặc cơ quan quản lý thuế trực tiếp của công ty mục tiêu trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức không cư trú.
- KẾT LUẬN
Có thể thấy M&A được tiến hành dưới nhiều phương thức khác nhau, nhưng tựu trung, nghĩa vụ thuế trong hoạt động M&A của pháp nhân chủ yếu là nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch. Trên thực tế, vấn đề đặt ra là qua các thương vụ M&A khi mà các doanh nghiệp, cá nhân trong các giao dịch chuyển nhượng vốn của các thương vụ M&A luôn tìm cách đóng thuế thu nhập ở mức ít nhất, thậm chí không đóng. Vấn đề này thường xuất hiện nhiều và phổ biến ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện, đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan thuế luôn có cách để truy thu thuế về cho ngân sách nhà nước. Do đó các doanh nghiệp cần lưu ý để tuân thủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, tránh trường hợp vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng và khó khắc phục.
ADK VIETNAM LAWYERS